Tuesday, September 15, 2015

Lưới điện thông minh có thể tự “giao tiếp” với nhau

Bài báo khoa học đăng trên Đất Việt có bài viết về SmartGrid khá lý thú: "Lưới điện thông minh có thể tự “giao tiếp” với nhau"

Quân đội Mỹ với dự án Năng lượng điện đi động (PM MEP) đang lắp đặt hệ thống microgrid ở Afghanistan. Việc làm này được coi là một phần của dự án đột phá, có tác dụng làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trên chiến trường Afghanistan. Năng lượng là mối quan tâm chính ở các khu vực triển khai quân của Mỹ, vì việc triển khai quân kéo theo các vấn đề về máy phát điện, sử dụng năng lượng và các nguồn năng lượng tái chế.


Sử dụng năng lượng sạch
Hệ thống microgrid là hệ thống các lưới điện thông minh, cực nhỏ. Đây là một hệ thống mà có thể can thiệp được bên trong để điều phối tối ưu hóa hoạt động giữa các nguồn năng lượng sạch kết hợp với máy phát điện biến tốc chạy bằng dầu diesel sinh học.
Hệ thống microgrid tự động điều khiển và giám sát việc cân bằng giữa tổng công suất tải sử dụng với nguồn cấp của các dạng năng lượng sạch kết hợp với máy phát điện.
Các lưới điện thông minh của hệ thống microgrid có khả năng kết nối với nhau để quản lý nguồn cung cấp điện một cách thông minh và hoạt động với hiệu suất cao.
Trước khi đưa vào sử dụng ở Afghanistan, hệ thống microgrid với công suất 1MG đã được “theo dõi” tại trung tâm đào tạo quốc gia ở Fort Irwin, California, Mỹ từ 8/2010 đến 3/2011. Các lưới điện thông minh của hệ thống này có khả năng kết nối với nhau để quản lý nguồn cung cấp điện một cách thông minh và hoạt động với hiệu suất cao.
"Chúng tôi biết công nghệ này có thể tiết kiệm nhiên liệu và thời gian bảo dưỡng các máy phát điện mà chúng tôi đã triển khai", người phụ trách chương trình PEO C3T, một tổ chức quân đội Mỹ giám sát các sáng kiến, phát minh. 
Lưới điện microgrid được thí điểm trong 3 tháng, nhằm mục đích thu thập dữ liệu về tiết kiệm nhiên liệu và thời gian bảo trì, xác định tiềm năng sử dụng microgrid trong quân sự, làm cho binh lính quen với chức năng của lưới điện mới và phân tích chi phí cơ bản để hỗ trợ việc lắp đặt lưới điện microgrid. Cơ quan phân tích hệ thống trang thiết bị của quân đội AMSAA chịu trách nhiệm thu thập các dữ liệu.
Lợi ích của hệ thống microgrid là sự điều chỉnh và khả năng mở rộng các nhà máy phát điện có chất lượng khác nhau. Ví dụ: hệ thống microgrid cung cấp điện cho các thiết bị liên lạc chiến thuật lẫn sinh hoạt, nhưng khi gặp sự cố về điện thì không gây ra ảnh hưởng nào đối các hoạt động quân sự trong suốt 3 tháng thử nghiệm.
Cụ thể là: “Hệ thống microgrid cung cấp điện năng cho nhà bếp, phòng giặt, nhà vệ sinh và lều ngủ. Nếu gặp sự cố về điện, thì các thiết bị radio, radar hoặc các thiết bị quân sự khác không bị cắt theo.”, ông Chris Bolton tiết lộ.
Cung cấp nhiệt độ phù hợp với con người
Sự thông minh của hệ thống microgrid còn thể hiện ở khả năng linh hoạt trong quản lý điện, cung cấp nhiệt độ phù hợp vớicon người và môi trường. Nếu nhiệt độ bên ngoài quá cao, điều hòa cần lạnh hơn thì  bộ xử lý của hệ thống sẽ báo số liệu đến các máy phát điện để các máy phát điện tự kết nối với nhau và điều chỉnh nguồn điện cung cấp cho phù hợp.
Trước khi đưa vào sử dụng ở Afghanistan, hệ thống microgrid với công suất 1MG đã được “theo dõi” tại trung tâm đào tạo quốc gia ở Fort Irwin, California
Bên cạnh đó, việc lắp mới các thiết bị vào hệ thống microgrid cũng dễ dàng hơn nhiều so với hệ thống điện hiện nay.
Chris Wildmann, người đứng đầu nhà máy năng lượng thông minh hybrid (HI Power) thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quân đội Mỹ (RDECOM) nói: “Một người lính có thể đến bất cứ máy phát điện nào thuộc hệ thống microgrid vào bất cứ lúc nào và cắm những thứ cần thiết mà không cần phải lo lắng liệu có quá tải không, không cần phải tính toán, phân tích trước khi cắm. Bởi vì các máy phát điện khi đó sẽ tự động “ liên lạc” với nhau để kiểm soát nhau, nhằm điều chỉnh lượng tải điện phù hợp.”
Hệ thống microgrids hiện nay ở Afghanistan cung cấp một nguồn năng lượng “thông minh quan trọng cho các chiến trường, các quan chức Mỹ cho biết.
Từ mô hình này, các nhà nghiên cứu quân đội Mỹ đang tiến hành nghiên cứu hộp chuyển đổi năng lượng phổ quát, cho phép các nguồn năng lượng tương tác với nhau . Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành thử nghiệm, đến năm 2013 mới có thể đem ra sử dụng rộng rãi.

Theo Báo Đất Việt