Sunday, October 18, 2015

TRẠM BIẾN THẾ NGẦM – Công trình cho đô thị trong tương lai ?

Nghiên cứu hay
Tác giả: Luxury - Giảng viên Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM
Phone: 094.339.33.99




Tóm tắt
           Ngoài các chương trình mục tiêu lớn, mỹ quan đô thị đang là một trong những vấn đề được nhiều nhà hoạch định chiến lược, phát triển xã hội quan tâm hàng đầu trong chương trình xây dựng phát triển bền vững đô thị.
           Qua rồi thời kỳ đô thị phát triển tự nhiên, sự lôi thôi mất mỹ quan cũng là hậu quả của nhiều đô thị không được quy hoạch bài bản. Vì vậy ngày nay, các đô thị đều được quy hoạch chuẩn hóa, hiện đại. Tính hiện đại thể hiện trong nhiều yếu tố, trong đó hạ tầng ngầm là một trong các yếu tố chính được các đô thị hiện đại ngày nay áp dụng và việc không áp dụng Trạm biến thế ngầm trong đô thị mới phải chăng là một điều thiết sót cần xem xét?

A. Vấn đề trạm biến thế trong đô thị
Trạm biến thế là phần tử cốt lõi của lưới điện phân phối trong các đô thị, với các đô thị lớn như Tp. Hà Nội và Tp.HCM, số lượng trạm biến thế phân phối từ 15-22/0,4kV có thể lên đến cả trăm ngàn trạm và trên chục loại trạm.
Lưới điện và các công trình kỹ thuật trên không trong các đô thị dần được ngầm hóa trong những năm gần đây, mạng nhện hệ thống hạ tần kỹ thuật nổi trong các đô thị dần biến mất
trên đường phố và được thay thế bằng hệ thống ngầm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đi dọc các phố đã được ngầm hóa, thỉnh thoảng vẫn thấy mọc lên các trạm biến thế 2 bên đường phố mà chưa được ngầm.

Thử dạo một vòng quanh đô thị tại Tp.HCM, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại trạm biến thế phân phối hiện diện trên đường phố. Từ các loại trạm treo trên cột, cổ điển từ mấy chục năm về trước đến nay vẫn đang sử dụng
đến các loại trạm hiện đại bậc nhất đã được sửng dụng nhiều trên các quốc gia phát triển trên thế giới - trạm biến thế hợp bộ
Ngoài ra, các loại trạm biến thế phân phối thông dụng cũng hiện diện nhiều trong các khu đô thị của thành phố như: các loại trạm biến thế trong nhà, 

trạm biến thế đài hoa sen, …
Tất cả các loại trạm biến thế phân phối trong đô thị hiện nay, dù cổ điển hay hiện đại đều chiếm dụng một diện tích mặt bằng nhất định trong đô thị nên làm giảm chỉ tiêu sử dụng đất, đều lộ thiên trong đô thị nên gây cảnh quan đô thị không được thẩm mỹ.
Trong khi đó, các đô thị hiện nay trong nội thành các thành phố lớn phát triển rất mạnh mẽ chủ yếu các khu dân cư và các khu thương mại. Quy hoạch các khu dân cư và thương mại hiện đại cần có tính thẩm mỹ cao, có những mảng xanh thay cho những tường gạch khô cằn.
Những mảng xanh trong các công viên của đô thị được tận dụng để xây dựng trạm biến thế ngầm không phải là một ý tưởng mới, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, đôi khi còn bị phản đối khi có người đặt vấn đề.
Hơn nữa, kỹ thuật xây dựng trạm biến thế ngầm còn nhiều đều cần xem xét, từ việc chống ngập đến việc đảm bảo phòng cháy chứa cháy và hệ thông làm mát cho trạm biến thế, …

B. Các ý tưởng xây dựng trạm biến thế ngầm
Từ bức xúc nhu cầu thiết thực đó, các em sinh viên chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng của trường Đại Học Kiến Trúc Tp.HCM đã tích cực tìm hiểu và nghiên cứu khả năng ứng dụng trạm biến thế ngầm trong các đô thị lớn tại Việt Nam, một trong các số đó phải kể đến là các em:
- Đoàn Quốc Vũ: sinh viên KD09-NLTT với đề tài tốt nghiệp “Thiết kế trạm biến thế ngầm” đạt loại khá, là một trong những sinh viên đi tiên phong trong việc nghiên cứu những mô hình mới;
- Phạm Hoàng Quốc: sinh viên KD11 với đề tài nghiên cứu khoa học “Kết cấu mẫu trạm biến thế cho khu đô thị mới” trong đó đề xuất kết cấu trạm biến thế ngầm cho khu đô thị đã đạt giải 3 cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM năm 2014-2015;
- Gần đây nhất là em Tiêu Thảo Trang: sinh viên KD10 với đề tài tốt nghiệp “thiết kế trạm biến thế trong đô thị” trong đó thiế kế trạm biến thế ngầm đã đạt kế quả loại giỏi trong kỳ bảo vệ tốt nghiệp mới nhất vào tháng 8/2015 vừa qua và là một trong các đồ án được chọn gửi của trường gửi tham gia các cuộc thi danh giá của hội kiến trúc và xây dựng Việt Nam.
Cụ thể ý tưởng đề xuất của các em như sau:
1. Thiết kế trạm biến thế ngầm của em Đoàn Quốc Vũ:
- Ý tưởng thiết kế: một trạm biến thế ngầm dưới các tượng đài tại các nút giao thông là vòng xoay lớn.
- Các hình ảnh mô phỏng ý tưởng:
Sơ đồ nguyên lý của trạm biến thế
Tổng quan trạm nhìn trên mặt đất tại vòng xoay
Khi mở cửa để thao tác vận hành hoặc sửa chữa
Bố trí thiết bị bên trong trạm dướI lòng đất
2. Ý tưởng trạm biến thế ngầm trong đề tài của em Phạm Hoàng Quốc:
- Ý tưởng thiết kế: một trạm biến thế ngầm đặt ngầm trong khuôn viên cây xanh của đô thị.
- Các hình ảnh mô phỏng ý tưởng:
Sơ đồ nguyên lý của trạm
Hình mô phỏng vị trí đặt trạm biến thế
Trên trạm biến thế có thể là bồn hoa trang trí trong công viên
Ý tưởng vỏ trạm có thể đúc sẵn và lắp ghép
Bố trí thiết bị bên trong trạm biến thế
Thậm chí trong trạm còn đặt hệ thống chữa cháy tự động
3. Kết quả lựa chọn trạm biến thế ngầm của em Tiêu Thảo Trang:
- Ý tưởng thiết kế: trạm biến thế ngầm đặt ngầm có cảnh quan mỹ thuật trong khuôn viên cây xanh của đô thị.
- Các hình ảnh mô phỏng ý tưởng:
Sơ đồ nguyên lý trạm biến thế
Bố trí thiết bị bên trong trạm biến thế
Mô phỏng vị trí đặt trạm biến thế

Ý tưởng về giải pháp làm mát trong trạm
C. Kết luận
Có lẽ các đề xuất của các sinh viên còn nhiều khiếm khuyết, chưa đạt được những tiêu chí về mọi mặt từ kỹ thuật đến xã hội và kinh tế, điều đó cũng dễ hiểu vì các em không phải kỹ sư chuyên ngành điện, cũng không phải kỹ sư chuyên ngành xây dựng. Nhưng các em đã được đào tạo để trở thành những kỹ sư có kiến thức tổng quát về quy hoạch kiến trúc không gian đô thị (trong đó quy hoạch và thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện và thông tin là chuyên ngành chính), các em đã có cái nhìn sâu sắc, trừu tượng về kiến trúc đô thị trong tương lai, và các em luôn luôn mong mỏi phát huy ý tưởng, mong muốn sản phẩm của mình được ứng dụng trong thực tiễn.
Dù mỗi em sinh viên khi nghiên cứu đề xuất những hình mẫu trạm biến thế ngầm khác nhau, có tương đồng với một số trạm biến thế ngầm mà ngành điện đã và đang xây dựng hay không, nhưng tất cả cùng chung một ý tưởng tìm kiếm giải pháp cho một đô thị kểu mẫu có mỹ quan đẹp, hiện đại, tận dụng tối đa quỹ đất đô thị, … và hơn hết là luôn kết hợp hướng đến một kiến trúc trúc xanh, thân thiện môi trường đúng như chương trình mục tiêu quốc gia mà ngành điện lực chúng ta đã thực thi nhiều năm qua.
Xin cám ơn Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM đã tạo điều kiện cho các em phát huy ý tưởng sáng tạo, cám ơn các thầy cô khoa Kỹ Thuật Đô Thị của Trường đã đào tạo, chỉ dẫn các em thực hiện các ý tưởng của bản thân.

Riêng ý tưởng trạm biến áp ngầm phải chăng là một giải pháp cho đô thị hiện đại hay không vẫn là một dấu hỏi lớn cần các chuyên gia chuyên ngành cùng xem xét để biến các ý tưởng của các em thành hiện. Khi đó, đất nước chúng ta, các đô thị chúng ta sẽ ngày càng hoành tráng và hiện đại hơn.